Lương Net là gì?
Lương Net là mức lương thực nhận được công ty trả hàng tháng, trong mức lương này bên trả đã trừ hết mọi chi phí trong thỏa thuận của 2 bên theo luật lao động. Với lương Net bạn sẽ không phải phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào liên quan đến bảo hiểm, trợ cấp hay thuế nữa.
Ví dụ: Bạn phỏng vấn xin việc và công ty X và mức lương họ đề nghị trả là Lương net 15 triệu mỗi tháng. Như vậy là mỗi tháng họ sẽ đóng bảo hiểm, trợ cấp ăn trưa, xăng xe, ăn ở… và bạn vẫn đảm bảo được cầm 15 triệu đó về nhà.
Với trường hợp nhận lương net có nhiều ý kiến tiêu cực trái chiều vẫn được đưa ra thảo luận hàng ngày. Có 2 trường hợp được chúng tôi nhắc đến.
Trường hợp 1: Những công ty làm việc có trách nhiệm, làm việc đàng hoàng thì sẽ không phải lo lắng về các khoản chi phí liên quan, mức đóng bảo hiểm họ cũng quy ra lương Gross và đóng đúng tiền đúng quy định.
Trường hợp 2: Những công ty làm việc vô trách nhiệm, lươn lẹo thậm chí là lừa đảo dài hạn thì thường lách luật tiền của nhân viên bằng cách giảm mức lương đóng bảo hiểm xuống cực thấp rồi mới đóng. Như vậy sẽ rất thiệt thòi cho nhân viên.
Nói chung, lương NET chính là tổng lương nhân viên nhận được sau khi đã trừ hết chi phí hư bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ xăng xe, hỗ trợ gửi xe, hỗ trợ ăn trưa…
Nên thỏa thuận chọn lương Gross hay lương Net?
Sau khi đã hiểu rõ khái niệm lương Gross là gì và lương net là gì thì mỗi người sau này đi xin việc sẽ tự biết nên lựa chọn lương nào tốt cho quyền lợi của bản thân. Tuy là nói vậy, nhưng vẫn có nhiều công ty họ không đồng ý cho thỏa thuận, một là công ty đã mặc định sẵn là lương net, 2 là công ty đã mặc định sẵn là lương gross. Trong trường hợp không được thỏa thuận thì bạn vẫn phải xem xét quyền lợi của bản thân mình rồi mới quyết định có gắn bó với công ty hay không.
Nếu có một ví dụ cụ thể có lẽ bạn sẽ trở lên dễ dàng hơn trong cách tính lương gross. Giả sử bạn đang đảm nhận một công việc nhân viên văn phòng với mức lương 40 triệu/ tháng. Trong đó mức lương cao nhất để đóng bảo hiểm là 26 triệu. Giả sử lương bạn cao hơn 26 triệu thì cũng chỉ được đóng đúng 26 triệu hoặc ít hơn. Trong đó:
– Số tiền đóng BH: 26 triệu x 8 % = 2,080 triệu
– Số tiền đóng BHYT: 26 triệu x 1,5 % = 390,000 đồng
– Số tiền đóng BH thất nghiệp (BHTN): 40 triệu x 1 % = 400,000 đồng
– Lương còn lại sau khi đóng bảo hiểm: 40 triệu – (2,080 triệu + 390,000 + 400,000) = 37.130.000 triệu.
– Bạn lấy số tiền 37.130.000 triệu – 9 triệu (tiền giảm trừ gia cảnh cá nhân). Và đây sẽ là con số mà bạn bị áp dụng để đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Trong đó phải kể đến, mức thuế thu nhập cá nhân sẽ tiếp tục được tính theo nhiều cấp bậc khác nhau, trong đó phải kể đến 4 bậc sau:
+ Bậc 1: Thu nhập tính thuế (=< 5 triệu) x thuế suất 5%: 5 triệu x 5% = 250.000 đồng
+ Bậc 2: Thu nhập tính thuế (>5 triệu đến 10 triệu) x thuế suất 10%: (10 triệu – 5 triệu) x 10% = 500.000 đồng
+ Bậc 3: Thu nhập tính thuế (>10 triệu đến 18 triệu) x thuế suất 15%: (18 triệu – 10 triệu) x 15%= 1,2 triệu
+ Bậc 4: Thu nhập tính thuế (>18 triệu đến 32 triệu) x thuế suất 20%: (18,230 triệu – 18 triệu) x 20% = 46.000 đồng
– Như vậy tổng số tiền bạn phải đóng cho các phí bảo hiểm và thuế TNCN là:
Số tiền đóng BH + Số tiền đóng BHYT + Số tiền đóng BH thất nghiệp (BHTN) + Bậc 1 + Bậc 2 + Bậc 3 + Bậc 4 = 5,180 triệu.
Như vậy là số tiền còn lại sau cùng của bạn: 40 triệu – 5,180 triệu = 34.820 triệu.
Sau khi đã tính thật cẩn thận với một công ty hay doanh nghiệp thì gợi ý của chúng tôi là bạn nên chọn mức lương gross. Với mức lương này đảm bảo người làm sẽ không phải chịu thiệt thòi gì liên quan đến quyền lợi lương lậu.
Chúng tôi rất hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về quyền lợi của bản thân trong bất kỳ môi trường làm việc mới nào. Sự hiểu biết của bạn về quyền lợi cá nhân chính là cơ hội tốt để bạn dễ dàng đàm phán hơn với nhà tuyển dụng.